THANH NAM
1. Thế giới và các cuộc cách mạng công nghiệp
Theo thống kê, thế giới đã trải qua 4 cuộc công nghiệp chính:
- Công nghiệp lần 1: Khi các nước tư bản chế tạo ra các động cơ hơi nước vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.
- Công nghiệp lần 2: Gắn liền với việc phát minh ra điện, việc sản xuất công nghiệp gắn liền với chuỗi dây chuyền vào đầu thế kỷ 20. Có thể hình dung khi ông vua hề Charlie Chaplin làm ra bộ phim Thời hiện đại (Modern Time) mô tả rất rõ các doanh nghiệp tư bản áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền và lúc này điện năng được ứng dụng rộng rãi.
- Công nghiệp lần 3: Bắt đầu vào năm 1969 khi mà thế giới dần áp dụng máy tính vào sản xuất kinh doanh và cuộc sống.
- Công nghiệp lần 4: Mốc thời gian đưa ra vào khoảng đầu thế kỷ 21, và cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 gắn với kết nối vạn vật (IOT- Internet of thing), với trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (cloud computing), với nền tảng Internet tốc độ cao… và chúng ta những con người năm 2018 đang ở trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4
Nếu dựa vào các mốc thời gian, chúng ta thấy rằng từ lần 1 sang lần 2, chúng ta cần 100 năm, từ lần 2 sang lần 3: 70 năm, từ lần 3 sáng lần 4: 30 năm
2. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế số- cuộc công nghiệp 4.0
Gắn với mỗi lần cách mạng công nghiệp sẽ rất thấy rằng có những doanh nghiệp đại diện cho thời đại và phát triển vượt bậc: Các doanh nghiệp đường sắt, vận tải thuỷ và dệt may cho cuộc cách mạng lần 1, Ford Motor (tỷ phú Henry Ford) cho cách mạng lần 2; IBM- Microsoft- HP (tỷ phú Bill Gate)… cho cách mạng lần 3 và ở cuộc cách mạng lần 4 Amazon, Alibaba, Apple, Google.
Đa phần các ông chủ đại diện và vốn hoá của các doanh nghiệp điển hình của các lần cách mạng công nghiệp đều là các tỷ phú và doanh nghiệp giàu nhất thế giới.
Dù cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 mang nhiều tiêu chí để nhận diện như: Vạn vật kết nối (IOT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data)… thì vẫn mang đặc điểm cơ bản nhất của các cuộc cách mạng lần trước là dùng tư duy mới để đẩy nhanh tốc độ năng suất lao động. So với các cuộc cách mạng lần trước, cuộc cách mạng lần thứ 4 này thể hiện rõ ràng hơn hết ở Tốc độ và tư duy, và có nhiều doanh nghiệp mới chỉ thành lập nhưng quy mô vốn và doanh thu hơn hẳn những doanh nghiệp có hàng chục hàng trăm năm kinh nghiệm như Amazon lấn lướt Wallmart, Uber so với các hãng taxi truyền thống trên toàn thế giới, AirBnB so với các tập đoàn khách sạn trên toàn thế giới.
c. Kết hợp với dịch vụ thương mại Mục đích là làm gia tăng lợi ích cốt lõi của THANHNAM và mang lại sự phát triển, kiến thức, hiểu biết hơn về lĩnh vực mà chúng ta đang làm: + Sự kết hợp của nền tảng số và thương mại chính là nền tảng thịnh vượng của các quốc gia và sự thịnh vượng của doanh nghiệp trong thời đại kinh tế số, của cuộc cách mạng 4.0. Chúng ta số hoá dữ liệu được cho khách hàng thì chúng ta cũng phải kết hợp được với thương mại như vậy ngoài việc giúp ích cho các khách hàng, chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho mỗi KTS, kỹ sư của THANHNAM. + THANHNAM cũng đã nhiều lần áp dụng tổng thầu (EPC) cho các dự án đầu tư nước ngoài FDI, đây cũng chính là một dạng nền tảng kết hợp giữa tư vấn, xây dựng và thương mại mang lại nhiều giá trị cho khách hàng và cho chính doanh nghiệp, con người của THANHNAM. Chúng ta rất cần những dự án như vậy cho tương lai và nghiên cứu sao cho nó hiệu quả hơn, số lượng nhiều hơn. + Nền tảng thương mại và nền tảng số kết hợp trên nền tảng Tpizi cùng với đó là các website thương mại, các phần mềm thương mại sẽ là hướng mới của năm 2018, có thể đây là bước đầu nhưng là hướng chắc chắn mà THANHNAM phải triển khai cho sự phát triển trong nhiều năm tiếp theo.
5. Nghiên cứu – học tập đổi mới tư duy để phát triển
+ Chúng ta hiểu rằng để có được sự thay đổi về bản chất của doanh nghiệp, không có cách gì khác mỗi thành viên của THANHNAM phải tự và cùng nghiên cứu, học tập nâng cao năng lực bản thân, của phòng ban và của doanh nghiệp. Tầm cao mới của doanh nghiệp, của mỗi con người không dễ dàng gì có được nếu không kiên trì, tận lực trong việc nghiên cứu, học tập, áp dụng rồi lại kiên trì, tận lực nghiên cứu, học tập, áp dung… Phải nhiều lần rồi mới hy vọng có 1 lần thành công và nhiều lần thành công tiếp theo. + Năm 2017, THANHNAM đã thành lập đổi nghiên cứu REVIT, đội nghiên cứu cải tiến Intelinfrasuite cho hạ tầng. Năm 2018 chúng ta tiếp tục nghiên cứu thêm về vật liệu mới cho ngành xây dựng, nghiên cứu về cây xanh cảnh quan, về công trình năng lượng xanh và THANHNAM luôn dành kinh phí và thời gian cho nhân sự thực hiện các nghiên cứu này, cho các thành viên tham gia nhóm nghiên cứu này.
Kết luận: Năm 2018, THANHNAM không nhất thiết phải tăng trưởng về doanh thu nhưng chúng ta phải tăng trưởng về chất lượng và tăng trưởng tốc độ- tăng trưởng năng suất. Đội ngũ cán bộ THANHNAM đang ở đội tuổi lý tưởng nhất cho sự phát triển và bỏ lỡ cơ hội này, chúng ta bỏ lỡ luôn cơ hội phát triển THANHNAM và có thể không còn cơ hội nào khác cho chính chúng ta. Năm mới 2018, với 2 số cuối 18 có nghĩa là phát nhất, chúng ta cùng cố gắng để đạt được sự phát triển nhất từ trước đến nay của THANHNAM. Năm mới, Kính chúc các đồng nghiệp một năm mới hạnh phúc, sức khoẻ và nhiều thành công.
(Nguồn tin: Anh Tuấn)